Lọc bí quyết săn đầu người của các “Head Hunter”
Head Hunter_ Thợ săn đầu người ta có thể hiểu là những cá nhân tổ chức thực hiện nhiệm vụ “săn lùng” những ứng viên tài năng cho tổ chức. Công việc của Head Hunter giống như mò kim đáy bể rất khó để gắn bó lâu dài và khó có thể mà thành công. Tuy nhiên nếu biết được những mánh khóe và nghệ thuật của việc tìm kiếm người tài cho các tổ chức thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn. Đôi lúc tiền chẳng phải là vấn đề, nghệ thuật tìm người mới chính là chìa khóa.
Trong bài viết dưới đây, giadinhhr.com sẽ chia sẻ với những bạn đã đang và sẽ làm Headhunter những bí quyết săn đầu người tuyệt đỉnh nhất
>>> Xem thêm: Tuyển dụng thời 4.0 cơ hội hay thách thức
1. Head Hunter là gì?
Nhu cầu tuyển dụng và mong muốn sở hữu nhân tài của mỗi doanh nghiệp ngày càng cao. Hiện nay có nhiều công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhân tài cho các vị trí chủ chốt do thiếu kinh nghiệm tuyển dụng. Dịch vụ headhunt trở thành một lựa chọn cứu cánh của nhiều công ty. Cũng vì thế mà có rất nhiều chuyên viên tuyển dụng nội bộ hoặc các bạn sinh viên khối Nhân lực mới ra trường lựa chọn để trở thành một Headhunter, một nghề chuyên nghiệp.
Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty. Nói một cách khác, họ là cây cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nhân sự cấp cao, giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng trong quản trị nhân lực.
Headhunter có đội ngũ chuyên gia lĩnh vực “săn đầu người” giàu kinh nghiệm xử lý các bài toán nhân sự hóc búa làm việc trong công ty nhân sự chuyên nghiệp. Trong khi các HR luôn đau đầu với các biến động nhân sự do thiếu kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao thì các Hunter tuân thủ theo quy trình tuyển dụng nhân sự trọn gói. Sở hữu mạng lưới quan hệ rộng lớn các nhân sự cấp cao, họ theo dõi và cập nhật hồ sơ ứng viên và chỉ đề xuất các hồ sơ thật sự xuất sắc và phù hợp với phần mô tả công việc và văn hóa doanh nghiệp.
2. Head Hunter đảm nhiệm những công việc gì?
Khi nói đến tuyển dụng, người ta thường nghĩ ngay đến các hình thức đăng tuyển dụng, mời tuyển dụng, sàng lọc , sau đó phỏng vấn và quyết định lựa chọn. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tuyển dụng, hình thức tuyển dụng đó hầu như chỉ dành cho những vị trí nhân viên hoặc quản lý trung gian.
Tuy nhiên để chiêu mộ được những người tài thực sự, hoặc có kinh nghiệm thực sự thì cần phải có sự hỗ trợ của các Headhunter. Khi sử dụng các Head Hunter thì các công ty lớn sẽ tiết kiệm được thời gian để đánh giá hay thẩm định những người phù hợp.
Các headhunter chuyên nghiệp luôn tuân thủ theo quy trình sau:
– Thiết lập, triển khai và nâng cấp các chiến dịch online marketing để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ headhunting. Từ đó, đơn vị headhunt có thêm “đơn đặt hàng” từ các nhà tuyển dụng và số lượng lớn các ứng viên.
– Tổng hợp những yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng doanh nghiệp (tuyển vị trí nào, phần mô tả công việc, số lượng ứng viên cho từng vị trí và khu vực cần tuyển, thời gian hẹn phỏng vấn, thời hạn đăng tin tuyển dụng,…) và offer chi phí sử dụng dịch vụ.
– Gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên bị động và cập nhật thông tin từ họ để bổ sung vào hệ thống các ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp khi cần.
– Sàng lọc các hồ sơ của các ứng viên để tìm kiếm nhân sự cấp cao và hẹn lịch phỏng vấn với các ứng viên để chọn lọc ứng viên phù hợp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
– Yêu cầu ứng viên xác nhận lịch phỏng vấn. nên học xây dựng thương hiệu tuyển dụng ở đâu
– Tiến hành phỏng vấn ứng viên và báo kết quả phỏng vấn và các ứng viên trúng tuyển cho đơn vị sử dụng dịch vụ headhunter. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hẹn lịch phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên được cung cấp theo đúng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
– Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp và ứng viên để cải thiện chất lượng dịch vụ headhunting.
3. Mức lương của Head Hunter hiện nay
Lương của Headhunter = Lương cứng + 20% hoa hồng tổng chi phí khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ “săn” đầu người.
Sở hữu tố chất và kinh nghiệm nhiều năm của một nhân sự cao cấp, người làm dịch vụ headhunting có thể “ẵm” về mức lương từ 7 – 10 triệu đồng nếu làm việc dưới 1 năm kinh nghiệm.
Khi làm việc từ 1 – 3 năm, mức lương của bạn sẽ là 10 – 17 triệu đồng và sau 3 năm, bạn sẽ có thể tự hào với mức lương nghìn đô. Đó quả thật là một kết quả đáng kinh ngạc khi làm việc tại vị trí tuyển dụng nhân sự cấp cao này.
Head Hunter – Nghề hái ra tiền học tuyển dụng ở đâu
Chi phí dành cho Head Hunter, dù đó là tổ chức hay cá nhân thì đều thực sự cao, khi nhà tuyển dụng đã tìm được các ứng viên phù hợp , thì họ sẽ phải chi trả cho các Head Hunter. Thường số tiền phải chi trả sẽ là 100% của tháng lương đầu tiên cho vị trí được tuyển dụng.
Với các vị trí cao hơn, có mức lương từ 1.000 đô la Mỹ trở lên thì mức phí sẽ lên tới 150-200% tùy công ty. Như vậy làm một phép nhẩm tính, chỉ với một người tài vào vị trí , một công ty làm dịch vụ Head Hunter sẽ kiếm được ít nhất 30 triệu đồng, và mức chi trả sẽ còn cao hơn nhiều lần nếu là các vị trí thực sự quan trọng hoặc nhà tuyển dụng cần một lúc nhiều vị trí.
Rất nhiều công ty hiện nay, đặc biệt là các tập đoàn lớn của nước ngoài không tiếc tiền đầu tư để hoàn thiện hệ thống nhân sự của công ty mình. Với một đợt tuyển dụng, một Head Hunter có thể kiếm tới số tiền lên tới trăm triệu, các tổ chức thậm chí sẵn sàng bỏ thêm nữa, miễn là những người được tuyển có thể đáp ứng được nhu cầu nhân sự của họ.
4. Bí quyết thành công của nghề Head Hunter
Có thể nói công việc của Headhunter là tổng hợp của nhiều ngành nghề dưới đây, bắt buộc bạn phải biết và thông thạo nhiều lĩnh vực, cụ thể:
Nghề của người làm tư vấn
Trước hết, Headhunter là những chuyên viên tư vấn, chính vì vậy, họ là những người có ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ sau: một là giao tiếp tốt hai là kiến thức về kinh tế ngành và cuối cùng là am hiểu về con đường sự nghiệp (career path) của mỗi ứng viên.
Những thợ săn đầu người thành công là những người có khả năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình một cách thuyết phục đến người nghe. Có như vậy, họ mới có thể tư vấn và khiến các ứng viên tin tưởng vào giá trị hữu ích của những lời tư vấn đó. Thế nhưng, để những lời khuyên của mình là thật sự có ích, các chuyên viên tuyển dụng cần có kiến thức về kinh tế ngành cũng như mô hình doanh nghiệp kết hợp với hiểu biết về con đường sự nghiệp mà mỗi ứng viên hướng đến để có thể cung cấp những thông tin về doanh nghiệp khách hàng cũng như tình hình tuyển dụng chung trên thị trường của vị trí đó để đưa ra lời khuyên phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi nhân tài.
Đây là nền tảng kiến thức rất phong phú, nó đòi hỏi người làm thợ săn đầu người phải tiên tục cập nhật các thông tin kinh tế như thông tin về các làn song đầu tư, định vị một kinh tế nghành, xu hướng phát triển các khu vực kinh tế,…… Nếu không tích lũy kiến thức, các thợ săn đầu người sẽ không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các ứng viên hoặc đưa ra lời khuyên về mức cung nhân lực đối với Nhà tuyển dụng.
Nghề của chuyên gia xử lý dữ liệu
Để trở thành một Headhunter xuất sắc, những thợ săn đầu người phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố sống còn khi “ai nhanh người đó thắng”, cuộc đua cung ứng nhân tài có thể về nhì nếu bạn chậm hơn các hãng tuyển dụng khác, có khi tính bằng giây.
Vì vậy, một Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi là một người có thể phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong thời gian ngắn nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một thợ săn đầu người giỏi chỉ mất 1 phút để xử lý 2 CV, điều này tương đương với một ngày làm việc, họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. Đó là một con số khổng lồ so với những ai từng làm nội bộ. Họ bỏ qua ngay những CV kém chất lượng, không phù hợp và có khả năng scan tuyệt vời để phân tích những CV nào là phù hợp nhất. Vì vậy một Headhunter chuyên nghiệp là một chuyên gia trong xử lý dữ liệu ứng viên
Nghề xử lý khủng hoảng và stress
Cuối cùng, Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối offer letter. Là những chiến binh luôn “say no’ với “bỏ cuộc” trong cuộc chiến kiên trì với đối tác khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao nỗ lực, công sức của họ bị ném qua cửa sổ
Nắm bắt và ứng dụng công nghệ
Có thể nói, Headhunting chính là một cuộc chơi công nghệ giữa các ông lớn. Chính vì yêu cầu sự phù hợp cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà công nghệ được đưa vào tận dụng tối đa để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian trong cuộc đua “săn nhân tài”. Một thợ săn đầu người giàu kinh nghiệm luôn biết áp dụng công nghệ để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng dựa trên hệ thống data dữ liệu của riêng mình. Họ áp dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để định hướng nghề nghiệp cho ứng viên cũng như tự động hóa phân tích ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
Nếu như tại Việt Nam, vào những năm 2002, khi VietNamworks đi tiên phong trong tuyển dụng trẻ Internet so với Báo giấy, thì đến nay Công nghệ mạng xã hội đã giúp kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc các hãng Công nghệ này tích hợp thuật toán tìm Việc phù hợp thông qua trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…. Đã giúp cho Doanh nghiệp và Nhân Tài được kết nối hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây cũng là nền tảng không thể thiếu hỗ trợ người làm Headhunter săn nhân sự thành công.
Nghệ thuật Head Hunter
Head Hunter không đơn thuần là tìm kiếm và tìm kiếm, đằng sau đó là cả một công nghệ. Cốt lõi của Head Hunter đó là bộ hồ sơ của hàng loạt ứng viên, một công ty tối thiểu lưu trữ khoảng 8 đến 10 nghìn hồ sơ về các ứng viên ở mọi ngành nghề khác nhau. Họ phải cử một hệ thống theo dõi và nắm bắt thông tin về các ứng viên , thường xuyên cập nhật theo tháng hoặc quý, nhất là với các ứng viên có trình độ giỏi.
Có trường hợp xảy ra, khi một công ty muốn lôi kéo được ứng viên từ bên công ty cạnh tranh, đã phải ngạc nhiên vì thông tin của người đó đã được mạng lưới tình báo của Head Hunter thu thập từ cách đó 2 năm, đến bây giờ vẫn tiếp tục cập nhật , ngay cả người đó cũng không hề biết rằng đã có người khác theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong công việc của mình!
Dịch vụ Head Hunter hiện nay cũng đã có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, bằng chứng hùng hồn là sự phát triển nhanh chóng của các website chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng. Vietnamworks.com, kiemviec.com, tuyendung.com, vietjobs.com… với số hồ sơ đăng kí lên tới vài chục nghìn. Các kho hồ sơ này được bảo mật rất kĩ càng, thông tin thu thập từ các ứng viên được coi như là “nguồn sống” của Head Hunter.
Sau khi lập được hồ sơ, việc tiếp theo của các Head Hunter sẽ là phân loại và lựa chọn, một số Head Hunter thuê hẳn một đội ngũ chuyên gia để phân tích và thẩm định từng CV của các ứng viên, sau đó đội ngũ này sẽ lưu lại các thông tin cần thiết nhất về trình độ của các ứng viên đó. Ngay khi có đơn đặt hàng về nhân sự , các ứng viên phù hợp sẽ được liên hệ , tư vấn , thậm chí là bị “dụ dỗ “ bằng mọi cách.
6. Phần mềm quản lý dịch vụ Headhunter cho doanh nghiệp
Khi Doanh nghiệp thuê các nhà cung cấp dịch vụ headhunt bên ngoài hỗ trợ bạn tìm kiếm nhân tài thì việc quản lý hiệu quả các nhà cung cấp này cũng mất nhiều thời gian, công sức. Là nhân viên tuyển dụng, bạn không muốn bị phụ thuộc vào chỉ một hãng headhunter nào vì như thế là phụ thuộc giới hạn lượng hồ sơ chất lượng để bạn lựa chọn phỏng vấn. Bạn muốn các đơn vị Headhunting cạnh tranh nhưng việc đề xuất ký hợp đồng với sếp đã tốn thời gian giải trình mà việc quản lý thông tin hai chiều với vài headhunter lại càng khiến bạn đau đầu điên đảo.
Bạn sẽ tốn bao thời gian kiểm tra mail outlook/gmail giám sát xem nhà cung cấp nào gửi hồ sơ khi nào, nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, công ty Headhunting nào được ưu tiên tuyển vị trí nào, việc lưu trữ ứng viên ra sao để xác thực với các headhunter,… Tất cả nay đều được quản lý đơn giản qua hệ thống TalentBold, giúp bạn giảm thiểu thời gian quản lý nhà cung cấp và tăng khả năng lựa chọn ứng viên từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Qua thời gian, hệ thống sẽ giúp bạn đánh giá Nhà cung cấp headhunter nào thực sự làm việc với Doanh nghiệp bạn hiệu quả, tin cậy.
>>> Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất
source https://giadinhhr.com/loc-bi-quyet-san-dau-nguoi-cua-cac-head-hunter/
Nhận xét
Đăng nhận xét