Những thay đổi lớn của Bộ luật lao động 2019 ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động
Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật lao động 2021 sẽ chính thức được áp dụng rộng rãi trong tất cả các tổ chức doanh nghiệp. Dưới đây, giadinhhr.com sẽ tổng hợp những thay đổi lớn của Bộ luật lao động 2019 ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động địa chỉ học hành chính nhân sự tốt nhất
>>> Xem thêm: Những điểm mới của Bộ Luật lao động 2019
1. Chỉ được giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng lời nói với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng
– Bộ Luật lao động 2012: Giao kết HĐLĐ bằng lời nói áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.
– Bộ Luật lao động 2019: Áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ một số trường hợp bắt buộc ký hợp đồng bằng văn bản tại Khoản 2 Điều 18, Điểm a Khoản 1 Điều 145, Khoản 1 Điều 162 Bộ Luật lao động 2019.
2. Bổ sung thêm hành vi người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ
Bổ sung thêm hành vi: Bắt buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho người sử dụng lao động.
3. Loại hợp đồng lao động
Luật mới_Bộ Luật lao động 2019 đã bỏ loại hợp đồng theo mùa vụ. Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Bộ luật lao động 2012 thì sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ.
4. Chấp nhận HĐLĐ được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
5. Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng
Theo quy định hiện hành thì chỉ có đối tượng ký HĐLĐ mùa vụ là đương nhiên không phải thử việc.
6. Về thời gian thử việc
Bổ sung quy định: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
7. Bổ sung thêm trường hợp tạm hoãn HĐLĐ
Thêm 04 trường hợp NLĐ được tạm hoãn HĐLĐ sau đây:
– NLĐ thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
– NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
8. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do
– Bộ Luật lao động 2012: NLĐ có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012, đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.
– Bộ Luật lao động 2019: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước).
9. Bổ sung quy định về những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước
Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ không cần báo trước sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
10. Hai trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước với 02 trường hợp sau:
– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
– NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
11. Chính thức tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Hiện hành, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; tuy nhiên theo quy định mới thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
12. Dịp Quốc khánh được nghỉ 02 ngày
Theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012 thì ngày Quốc khách, NLĐ chỉ được nghỉ 01 ngày, tuy nhiên kể từ năm 2021 thì NLĐ sẽ được nghỉ 02 ngày.
13. Thêm trường hợp NLĐ nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương
Cụ thể, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, so với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 03 ngày.
Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp “con đẻ”, “con nuôi” kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (hiện hành, quy định “con” kết hôn thì nghỉ 01 ngày); “con đẻ”, “con nuôi” chết thì được nghỉ 03 ngày (hiện hành quy định “con” chết thì nghỉ 03 ngày).
Ngoài quy định trên, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
14. Tăng thời gian làm thêm đối đa theo tháng lên 40 giờ/tháng
Tuy tổng thời gian làm thêm tối đa vẫn giữ mức không quá 200 giờ/năm nhưng đã có điều chỉnh về số giờ làm thêm theo tháng từ “không quá 30 giờ/tháng” lên “không quá 40 giờ/tháng”.
15. Bổ sung quy định NLĐ được ủy quyền cho người khác nhận lương
NLĐ được ủy quyền cho người khác nhận lương trong trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp.
Tuy nhiên, người được ủy quyền có nhận được tiền lương của NLĐ hay không sẽ phụ thuộc vào 02 yếu tố:
– Việc ủy quyền phải hợp pháp;
– NSDLĐ đồng ý, bởi Luật quy định NSDLĐ “có thể” trả cho người được ủy quyền chứ không bắt buộc.
16. Đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 lần/năm
– Bộ Luật lao động 2012: Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
– Bộ Luật lao động 2019: Đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 lần/năm, khi có yêu cầu của một hoặc các bên, khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
17. NLĐ không phải trả phí mở tài khoản để nhận lương tại ngân hàng
– Bộ Luật lao động 2012: Nếu trả lương qua tài khoản, Luật cho phép doanh nghiệp thỏa thuận với NLĐ về việc ai là người sẽ chi trả chi phí về việc mở, duy trì tài khoản ngân hàng.
– Bộ Luật lao động 2019: Luật bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả cho những khoản phí này.
>>> Xem thêm: Học Quản trị nhân sự ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM
Trên đây là tổng hợp những thay đổi nổi bật trong Bộ luật lao động 2019, hy vọng bài viết trên sẽ hỗ trợ được các bạn nhân sự cập nhật thông tin chính xác.
source https://giadinhhr.com/nhung-thay-doi-lon-cua-bo-luat-lao-dong-2019-anh-huong-truc-tiep-den-nguoi-lao-dong/
Nhận xét
Đăng nhận xét