Những Quy Định Về Lương Thử Việc Cho Người Lao Động Mới Nhất
Từ khi bộ Luật lao động 2019 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Vấn đề về lương thử việc là nội dung được nhiều người lao động được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này Gia đình Hr sẽ gửi tới bạn đọc nhữung quy định mới nhất về lương thử việc cho người lao động
»»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân tốt nhất
Thử việc là gì? Quy định về hợp đồng thử việc
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Do vậy, người thử việc có thể được hiểu là người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động, hoặc người thử việc thông qua hợp đồng thử việc.
Vậy, hợp đồng thử việc phát sinh trước khi giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đây không phải là loại hợp đồng đào tạo giống hợp đồng học nghề, tập nghề.
Nội dung của hợp đồng thử việc không có mục liên quan đến đào tạo, các nội dung chính của hợp đồng thử việc gần giống với nội dung của hợp đồng lao động thông thường:
Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
Họ tên, thông tin cá nhân cơ bản của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
Công việc và địa điểm làm việc;
Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Quy định về thời gian thử việc
Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp, luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: không quá 180 ngày
Đây là quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 khi quy định về thời gian thử việc, tại Khoản 1 Điều 25. Bộ luật lao động năm 2012 không có quy định thời gian thử việc cho người quản lý doanh nghiệp, sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Như vậy, nghiễm nhiên công việc của người quản lý doanh nghiệp, sử dụng vốn nhà nước đàu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thuộc vào hai nhóm trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ với thời gian thử việc là không quá 60 ngày và không quá 30 ngày.
Bộ luật lao động năm 2019 chia công việc này thành nhóm riêng và có thời gian thử việc tối đa dài nhất là không quá 180 ngày. Quy định này hợp lý bởi đây là công việc mang tính chuyên môn cao, chịu trách nhiệm lớn, phạm vi và mức độ công việc cũng rất lớn, nên đòi hỏi thời gian thử việc lâu hơn so với các công việc thông thường.
Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: không quá 60 ngày
Quy định này được giữ nguyên từ Bộ luật lao động năm 2012 sang Bộ luật lao động năm 2019 (khoản 2 điều 25), vì 60 ngày, tức 02 tháng là quãng thời gian hợp lý nhất để thử việc đối với một người lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên khi các công việc này có tính chất phức tạp, không thể thử việc trong thời gian ngắn hạn nhưng cũng không thể thử việc quá dài hạn, dễ gây lách luật để lấy hợp đồng thử việc trá hình hợp đồng lao động.
Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: không quá 30 ngày
Quy định này cũng được giữ nguyên từ Bộ luật lao động năm 2012 sang Bộ luật lao động năm 2019 (Khoản 3 Điều 25). Các công việc này có tính chất phức tạp ở mức trung bình, không bằng hai nhóm trên, nên thời gian thử việc ngắn hơn.
Đối với công việc khác: không quá 06 ngày
Các công việc khác không thuộc các nhóm trên có thời gian thử việc thống nhất không quá 06 ngày. Những công việc này chủ yếu không đòi hỏi trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao, cũng không đòi hỏi bằng cấp, hay còn gọi là những công việc đơn giản, không cần thời gian thử việc dài ngày.
(Tham khảo thêm tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019)
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
– Trường hợp thử việc đạt yêu cầu: người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu: chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
(Tham khảo thêm tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019)
Quy định về Tiền lương thử việc
Quy định về lương thử việc tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 vẫn được tiếp tục kế thừa và không có gì thay đổi từ BLLĐ năm 2012. Cụ thể, Điều 26 BLLĐ năm 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, khi thử việc, người lao động sẽ nhận được tiền lương theo thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% tiền lương của công việc đó.
Ví dụ: Công ty A tuyển dụng vị trí nhân viên tuyển dụng với mức lương chính thức là 08 triệu đồng/tháng. Khi thử việc vị trí nhân viên tuyển dụng, người lao động sẽ nhận được ít nhất: 85% x 08 triệu đồng = 6,8 triệu đồng. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể trả với mức lương thử việc cao hơn số tiền 6,8 triệu đồng này.
Cùng với đó, theo quy định tại Điều 90 BLLĐ năm 2019, mức lương được trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trong năm 2021, mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
Đồng thời theo Điều 5 Nghị định này, với những công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề, trong điều kiện lao động bình thường, người sử dụng lao động còn phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Theo đó, người lao động khi thử việc sẽ nhận được mức lương thử việc như sau:
Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương thử việc 2021 tối thiểu | |
Công việc giản đơn nhất | Công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện bình thường | |
Vùng I | 3.757.000 đồng/tháng | 4.019.990 đồng/tháng |
Vùng II | 3.332.000 đồng/tháng | 3.565.240 đồng/tháng |
Vùng III | 2.915.500 đồng/tháng | 3.199.585 đồng/tháng |
Vùng IV | 2.609.000 đồng/tháng | 2.791.630 đồng/tháng |
Để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến việc trả lương cho người lao động bạn có thể tham khảo thêm tại trang Lê Ánh Hr với nhiều bài viết hay và hữu ích mỗi ngày.
»»» Xem thêm:
- TOP 5 phần mềm quản lý công việc tốt nhất
- Quy trình tuyển dụng nhân sự 7 bước chuẩn nhất
- Mẫu CV chuẩn cho ngành nhân sự
- Quy định quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư
- Mẫu báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất
- Thử việc và hợp đồng thử việc là gì?
Gia đình Hr chúc bạn thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét